fbpx

Những Nguy Hiểm Của Bệnh Trễ Kinh

Ds. Trịnh Hậu
31/03/23
0
Lượt xem : 0 lượt xem

Bệnh Trễ kinh khiến cho nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân có thai, trễ kinh còn có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Đặc biệt, nhiều người lo lắng không biết bị trễ kinh có nguy hiểm gì không? Dưới đây các Dược Sĩ  sẽ có những tư vấn cho các bạn về tình trạng bị trễ kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ xuất phát từ niêm mạc tử cung bong ra dưới ảnh hưởng của sự suy giảm đột ngột nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Trong quá trình phóng noãn, nội mạc tử cung thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ và hình thành thai kỳ. Nhưng trường hợp thụ tinh không xảy ra thì tử cung sẽ loại bỏ lớp nội mạc để chu kỳ kinh mới bắt đầu. Nội mạc tử cung bong ra được gọi là hành kinh.

Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ bắt đầu xuất hiện khi bước vào tuổi dậy thì. Đây cũng là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ. Kinh nguyệt có tính chất chu kỳ hàng tháng.

Chu kỳ kinh nguyệt thường khoảng 28-30 ngày và ngày hành kinh khoảng 3-7 ngày. Tuy nhiên, chu kỳ có thể thay đổi dài hay ngắn hơn tùy theo từng người, đặc biệt vào giai đoạn mới dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh, do nồng độ của hormone nội tiết trong cơ thể không ổn định nên chu kỳ kinh nguyệt hay bị rối loạn.

Thông thường, phụ nữ có thể bị bệnh trễ kinh khi:

  • Đang mang thai
  • Đang cho con bú
  • Mãn kinh

Tuy nhiên, bệnh trễ kinh còn là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như:

1. Đa nang buồng trứng (PCOS)

Bệnh trễ kinh do buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết không đồng nhất phổ biến. Đặc trưng bởi:

  • Kinh nguyệt không đều là tình trạng chảy máu kinh nguyệt thất thường: trễ kinh, vô kinh và rong kinh kéo dài.
  • Tăng nồng độ hormone androgen – nội tiết tố nam.
  • Buồng trứng đa nang: là tình trạng rụng trứng không thường xuyên hoặc ngừng rụng trứng hoàn toàn. Đây là kết quả của sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.

Hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nội tiết, chuyển hóa, tim mạch và có thể dẫn đến vô sinh [1]. Do đó, bệnh trễ kinh là một dấu hiệu quan trọng để phát hiện sớm, phòng ngừa và điều trị PCOS.

2. Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém cũng có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Từ đó dẫn đến bệnh trễ kinh.

Bệnh trễ kinh do tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ trở lại bình thường.

3. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac gây viêm có thể làm tổn thương ruột non, khiến cho cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng, điều này có thể gây rối loạn chức năng sinh sản ở phụ nữ.

Các rối loạn chức năng sinh sản ở bệnh nhân mắc bệnh Celiac có thể có những biểu hiện như: dậy thì muộn, trễ sinh, vô kinh, mãn kinh sớm, sảy thai,… [2]

>>> Tham khảo thêm: Tiền mãn kinh và mãn kinh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe phụ nữ

Tài liệu tham khảo:

[1]: Sirmans SM, Pate KA. “Epidemiology, diagnosis, and management of polycystic ovary syndrome”. Clin Epidemiol. 2013 Dec 18;6:1-13. doi: 10.2147/CLEP.S37559.

[2]: Bykova SV, et al. “Reproductive disorders in women with celiac disease. Effect of the etiotropic therapy”. Eksp Klin Gastroenterol. 2011;(3):12-8.