Hệ miễn dịch của con người thường suy yếu mỗi khi đông đến hay vào các giai đoạn giao mùa. Chính vì vậy, cảm lạnh, cảm cúm,… cùng một số bệnh lý đường hô hấp khác rất dễ xuất hiện vào các thời điểm này. Ảnh hưởng khá tiêu cực tới các hoạt động sinh hoạt và lao động thường ngày. Vậy cảm lạnh là gì, do nguyên nhân nào gây ra, nó có biểu hiện như thế nào?
1. Khái quát chung về cảm lạnh
1.1. Cảm lạnh là gì?
Cảm lạnh là thuật ngữ để chỉ một bệnh lý nhẹ thuộc về đường hô hấp trên, tương đối phổ biến. Bệnh lý này thường gặp ở hầu hết các đối tượng, nhất là trẻ em và người cao tuổi. Trung bình, tần suất bị cảm lạnh ở trẻ nhỏ là 6 – 8 lần/năm và người lớn là 2 – 4 lần/năm.[1-2]
Sự xuất hiện của cảm lạnh cho thấy tính thời vụ tương đối rõ ràng. Ở các vùng ôn đới, tần suất bị bệnh tăng nhanh vào mùa thu, duy trì khá cao trong suốt mùa đông. Bệnh sẽ giảm đi khi mùa xuân tới. Còn ở các vùng nhiệt đới, hầu hết cảm lạnh sẽ phát sinh vào mùa mưa. [3]
Mặc dù là một bệnh lý nhẹ nhưng cảm lạnh cũng khiến cho người bệnh luôn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi trong cuộc sống thường ngày. Đối với người trưởng thành, bệnh hầu như không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, với trẻ em hoặc người già có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy yếu, cảm lạnh lại là vấn đề cần được lưu tâm hơn. Bởi nếu gặp các điều kiện bất lợi, bệnh rất dễ khiến các cơ quan hô hấp bao gồm phế quản, phổi,… bị ảnh hưởng xấu.
1.2. Cảm lạnh hình thành do nguyên nhân nào?
Bệnh cảm lạnh do virus gây ra. Có rất nhiều chủng virus là tác nhân của bệnh lý này như: Rhinovirus, Enterovirus, Adenovirus, Coronavirus,… Trong đó, Rhinovirus là thủ phạm hàng đầu. Một số nghiên cứu đã ước tính thống kê tỷ lệ bị mắc bệnh hằng năm gây ra bởi các chủng virus: [4-6]
Chủng virus |
Tỷ lệ các trường hợp bệnh hằng năm |
Rhinovirus |
30 – 50% |
Coronavirus |
10 – 15% |
Adenovirus |
<5% |
Enterovirus |
<5% |
Con đường xâm nhập vào cơ thể của virus chủ yếu qua mũi, miệng, mắt, cũng có thể thông qua các giọt bắn có trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi hay ho. Một số ít các trường hợp có thể bị nhiễm virus gián tiếp. Thông qua các tiếp xúc với đồ vật chứa virus hoặc sử dụng chung đồ dùng với người bệnh.[4-6]
1.3. Cảm lạnh kéo dài trong bao lâu?
Cảm lạnh thông thường có thể tự hết trong vòng 7 – 10 ngày đối với người lớn. Với trẻ em, cảm lạnh sẽ kéo dài hơn, cơ thể trẻ sẽ tự hồi phục trong vòng 10 – 15 ngày. Nói chung, bạn sẽ không cần tới sự chăm sóc y tế nào khi bị cảm lạnh. Tuy nhiên, trong quá trình nhiễm bệnh, nếu các triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc trở nên ngày một tồi tệ hơn, bạn sẽ cần tới các cơ sở y tế để được điều trị bởi các bác sĩ.[1-2]
2. Cảm lạnh và cảm cúm có giống nhau không?
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận người dân bị nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm. Có thể do chúng đều là những bệnh lý liên quan tới đường hô hấp và có sự tương đồng ở các biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, đây lại là hai tình trạng bệnh lý hoàn toàn khác biệt cả về tác nhân gây ra bệnh cũng như những ảnh hưởng tới sức khoẻ.[3]
Nếu cảm lạnh do các chủng virus đã được đề cập ở trên gây ra thì cảm cúm lại do các chủng virus cúm, bao gồm virus cúm A, virus cúm B.[3]
Khi bị cảm lạnh, các triệu chứng sẽ biểu hiện từ từ và thường nhẹ. Trong khi đó, cảm cúm sẽ biểu hiện các triệu chứng nặng hơn, thời gian bị bệnh cũng dài hơn, có thể kéo dài tới 3 tuần.[3]
3. Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị cảm lạnh
Sau khi cơ thể bị tấn công bởi virus, thông thường khoảng 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu của bệnh, tác động tới mũi, họng, xoang. Ở từng đối tượng người bệnh, các biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau, có thể bao gồm: [3]
- Cảm thấy trong người mệt mỏi
- Hơi gai lạnh người
- Nghẹt mũi, khó thở
- Chảy nhiều nước mũi, nước mắt
- Đau họng, viêm họng
- Hắt hơi
- Ho
- Đau đầu nhẹ, đau nhức cơ thể nhẹ
- Sốt nhẹ (Ít gặp)
Trên đây là một vài thông tin khái quát về nguyên nhân và triệu chứng biểu hiện của cảm lạnh mà bạn đọc cần nắm được. Khi hiểu hơn về bệnh lý, bạn sẽ tìm được những biện pháp phòng tránh, điều trị bệnh.
Nếu đang bị các triệu chứng của cảm lạnh làm phiền và chưa biết giải quyết ra sao, dung dịch xịt mũi ưu trương Influprop® sẽ là giải pháp toàn diện. lnfluprop® là dung dịch xịt mũi an toàn, lành tính với các thành phần từ những loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm và nước biển cô đặc. Giúp giải quyết nhanh các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi trong vòng 12 giờ.
Tìm hiểu thêm: Dung dịch xịt mũi Influprop® có ưu điểm gì mà các bác sĩ hàng đầu khuyên dùng?
Influprop® được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Ngoài ra, VIMEDTEC còn là đại diện độc quyền Erbozeta nhập khẩu và phân phối hơn 20 sinh phẩm khác tại Việt Nam, Laos.
Liên hệ Dược sĩ tư vấn VIMEDTEC qua Helpline 0907055929 – 0911055929 để biết thêm thông tin về dung dịch xịt mũi Influprop®.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Monto AS, Ullman BM. Acute respiratory illness in an American community: the Tecumseh study. JAMA 1974; 227:164–69
[2] Monto AS. Studies of the community and family: acute respiratory illness and infection. Epidemiol Rev 1994; 16:351–73
[3] Terho Heikkinen, Asko Järvinen. The common cold. The Lancet, 361(9351):51-9. [DOI: 10.1016/S0140-6736(03)12162-9.]
[4] Monto AS, Sullivan KM. Acute respiratory illness in the community: frequency of illness and the agents involved. Epidemiol Infect 1993; 110:145–60
[5] Mäkelä MJ, Puhakka T, Ruuskanen O, et al. Viruses and bacteria in the etiology of the common cold. J Clin Microbiol 1998; 36:539–42.
[6] Gwaltney JM Jr. The common cold. In: Mandell GL, Bennett JE, Dolin R, eds. Principles and practice of infectious diseases, 5th edn. Philadelphia: Churchill Livingstone, 2000:651–65.