fbpx

Viêm xoang ở trẻ em, 5 nguyên nhân và cách điều trị

Ds. Đặng Thuỷ Tiên
28/03/23
0
Lượt xem : 0 lượt xem
Nguyen-Nhan-Va-Cach-Dieu-Tri-Viem-Xoang-O-Tre-Em

Viêm xoang là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở thế giới và Việt Nam, dẫn đến gánh nặng cho hệ thống y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Theo số liệu từ năm 2009, tỷ lệ viêm xoang ở trẻ em tại Việt Nam là khoảng 21% [1] và tỷ lệ này đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 vừa qua.

1. Viêm xoang ở trẻ em là gì?

Xoang là các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ – mặt. Bình thường, các hốc rỗng nay sẽ chứa đầy không khí và sạch sẽ. Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng xảy ra khi các hốc rỗng này bị bịt kín bởi nhiều dịch hoặc mủ dẫn đến viêm nhiễm lớp niêm mạc. Trung bình, mỗi trẻ sẽ trải qua 6-8 lần cảm lạnh mỗi năm. Trong đó, cứ 10 trường hợp bị cảm lạnh thì có một trường hợp viêm xoang ở trẻ em [2].

  • Viêm mũi xoang cấp tính ở trẻ em là sự khởi phát đột ngột hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng trong dưới 12 tuần:

+  Tắc nghẹt mũi

+  Nước mũi đổi màu

+  Ho vào ban ngày và ban đêm

  • Viêm mũi xoang mãn tính ở trẻ em là sự biểu hiện của hai hoặc nhiều triệu chứng, một trong số đó phải là nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, có thể đau nhức ở mặt và ho trong ≥ 12 tuần [3].

2. Nguyên nhân viêm xoang ở trẻ em

2.1. Vi khuẩn và nấm

H. influenzae , Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis là những tác nhân gây bệnh chính trong bệnh viêm xoang không biến chứng ở trẻ em khỏe mạnh. Các mầm bệnh khác ít gặp hơn bao gồm Staphylococcus aureusStreptococcus pyogenes, Streptococcus nhóm C, Peptostreptococcus sp , Moraxella sp, Eikenella corrodens và hiếm khi là vi khuẩn kỵ khí.

Các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong các xoang làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang, làm chất nhầy bị ứ đọng khiến cho luồng không khí lưu thông bị cản trở, từ đó dẫn đến viêm xoang [4].

2.2. Virus

Nguyên nhân ban đầu của viêm xoang cấp tính thường là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.

HRV, adenovirus, enterovirus là những loại virus phổ biến nhất được phát hiện trong viêm xoang ở trẻ em thể cấp tính. Khi các virus này xâm nhập vào đường hô hấp trên của trẻ, bám vào các tế bào hình trụ của niêm mạc, nhân lên ồ ạt và hủy hoại các tế bào niêm mạc đường hô hấp.

Sự phát triển ồ ạt của virus cộng với độc tính của chúng và của sản phẩm tế bào bị hủy hoại, kích hoạt các yếu tố gây viêm như IL-1, IL-8, IL-6 và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) tăng cao trong dịch nhầy mũi gây ra tình trạng nhiễm trùng, thể cấp tính viêm mũi, viêm xoang ở trẻ em và cả người lớn.

Nếu không điều trị tốt, tình trạng này sẽ diễn ra trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và tiến triển thành viêm xoang mạn tính [5].

2.4. Dị ứng

Trẻ em bị dị ứng với thức ăn, hóa chất, thời tiết lạnh, phấn hoa, lông chó mèo, môi trường khói bụi,… rất dễ bị viêm mũi xoang. Nguyên nhân là do tình trạng dị ứng khiến nồng độ yếu tố gây viêm như IL-1, IL-8, IL-6 và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α) tăng cao, làm phù nề niêm mạc mũi dẫn đến tắc các lỗ thông xoang gây viêm xoang.

Nguyên-Nhân-Và-Cách-Điều-Trị-Viêm-Xoang-Ở-Trẻ-Em-1

2.5. Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém

Mũi là phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài liên tục và dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn, virus xâm nhập. Vậy nên, nếu không vệ sinh cá nhân thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển bên trong khoang mũi, làm tăng nguy cơ viêm xoang ở trẻ em và khiến bệnh tái phát. Bên cạnh đó, trẻ không thường xuyên rửa tay, rửa mặt, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội xâm nhập vào mũi và gây bệnh.

3. Phòng tránh và điều trị viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở thành viêm đa xoang, viêm xoang mạn tính ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ.

3.1. Phòng tránh viêm xoang ở trẻ em

Để phòng ngừa viêm mũi xoang ở trẻ em, cần kiểm soát các nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus…) bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người bị cảm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus. Nếu tiếp xúc phải rửa tay thường xuyên, vệ sinh các bề mặt, đồ chơi bị nhiễm bệnh.

Dùng nước muối sinh lý hay nước biển sâu để vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày, giữ ấm cơ thể và cho bé mang khẩu trang y tế mỗi khi ra đường.

Ngoài ra, cần giữ nơi ở luôn thông thoáng, sạch sẽ, tránh để trẻ tiếp xúc với tránh xa các yếu tố gây dị ứng như khói thuốc lá, bụi nhà, phấn hoa…

3.2. Điều trị viêm xoang ở trẻ em

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh viêm xoang ở trẻ em sẽ có các liệu trình điều trị khác nhau. Trẻ có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm corticoid, thuốc kháng histamin corticoid để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề niêm mạc mũi xoang. Tuy nhiên các nhóm thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ, nhất là khi trẻ phải điều trị trong thời gian dài.

Để giải quyết những phiền toái của viêm xoang, dung dịch xịt mũi Influprop® với các thành phần chính: chiết suất Hoa cúc tím (Echinacea), Cúc tâm tư (Calendula), nước biển sâu,… giúp kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và giải quyết các triệu chứng viêm mũi xoang ở trẻ em trong vòng 12 giờ. Thành phần nước biển sâu và chiết xuất hoa cúc tím đã được nghiên cứu và đánh giá là có tác dụng điều trị viêm xoang và an toàn cho trẻ em [6].

Xịt mũi xoang Influprop® được các bác sĩ Tai Mũi Họng hàng đầu khuyên dùng để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi, viêm xoang ở trẻ em; có thể kết hợp với các thuốc kê đơn để tăng cường hiệu quả điều trị, giảm tần suất sử dụng thuốc, giảm thời gian điều trị và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ.

Nguyên-Nhân-Và-Cách-Điều-Trị-Viêm-Xoang-Ở-Trẻ-Em-2
Influprop® giúp phòng và hỗ trợ điều trị viêm xoang ở trẻ em

Influprop® được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Ngoài ra, VIMEDTEC còn là đại diện độc quyền Erbozeta nhập khẩu và phân phối hơn 20 sinh phẩm khác tại Việt Nam, Laos. Liên hệ Dược sĩ tư vấn VIMEDTEC qua Helpline 0907055929 – 0911055929 để biết thêm thông tin về dung dịch xịt mũi xoang trẻ em Influprop®.

>>>>>>Tham khảo thêm: Cách vệ sinh mũi cho trẻ nhỏ an toàn mà hiệu quả

Tài liệu tham khảo:

[1] Phùng Minh Lương, Nguyễn Tấn Phong, Đặng Tuấn Đạt. “ Nghiên cứu tỷ lệ bệnh lý Tai Mũi Họng vào mùa khô của dân tộc Ê Đê – Tây Nguyên”. 2009
[2] Shaikh N, Wald ER. “Decongestants, antihistamines and nasal irrigation for acute sinusitis in children”. Cochrane Database Syst Rev. 2014 Oct 27;2014(10):CD007909. [doi: 10.1002/14651858.CD007909.pub4]
[3] Wytske J. Fokkens, Valerie J. Lund, et al. “The European Position Paper on Rhinosinusitis and Nasal Polyps 2020”.
[4] Leung AK, Hon KL, Chu WC. “Acute bacterial sinusitis in children: an updated review”. Drugs Context. 2020 Nov 23;9:2020-9-3.
[5] Lopez SMC, Shaikh N, Johnson M, et al. “Viral Coinfection and Nasal Cytokines in Children With Clinically Diagnosed Acute Sinusitis”. Front Pediatr. 2022 Jan 12;9:783665.
[6] Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C, Hellings PW, Kern R, Reitsma S, Toppila-Salmi S, Bernal-Sprekelsen M, Mullol J, Alobid I, Anselmo-Lima WT. “European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2020”. Rhinology. 2020;58