fbpx

Tác dụng của xịt mũi nước biển sâu trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Ds. Trịnh Hậu
28/03/23
0
Lượt xem : 0 lượt xem
Tác dụng của xịt mũi nước biển sâu trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang là bệnh lý trên đường hô hấp khá phổ biến, ít khi nguy hiểm đến tính mạng song gây không ít triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe của đường hô hấp giúp phòng ngừa, điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang, các bác sĩ Tai Mũi Họng hàng đầu đều khuyên dùng xịt mũi nước biển sâu để vệ sinh mũi mỗi ngày. Vậy nước biển sâu có tác dụng như thế nào trong điều trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang?

1. Xịt mũi nước biển sâu là gì?

1.1. Nước biển sâu

Nước biển sâu là thuật ngữ được dùng để đề cập đến nước biển được khai thác trực tiếp từ độ sâu bằng hoặc lớn hơn 200 mét. Ở độ sâu này, nước biển rất tinh khiết bởi không bị tác động bởi bức xạ mặt trời nên nhiệt độ thấp, các vi sinh vật và phù du thực vật hầu như không thể sinh sống ở vùng nước biển sâu. Độ sâu càng lớn, nước biển càng tinh khiết và hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong nước biển sâu càng cao. Do đó, nước biển sâu có tiềm năng trở thành nguồn nước tốt cho sức khỏe.

Xịt mũi nước biển sâu là xịt mũi có chứa thành phần nước biển sâu đã trải qua quy trình xử lý khoa học và hiện đại giúp loại bỏ các vi sinh vật (nếu có) và bảo toàn các nguyên tố vi lượng nên rất an toàn, hiệu quả trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp. 

1.2. Thành phần của nước biển sâu 

Không giống dung dịch nước muối thông thường được sản xuất bằng cách hòa tan NaCl trong nước cất, trong nước biển sâu rất giàu các nguyên tố vi lượng, trong đó các ion Cl , Na+ , SO42- , Mg2+, Ca2+ và K+ chiếm khoảng 99% [1]. Chính những nguyên tố này đã đem lại những tác dụng tuyệt vời cho xịt mũi nước biển sâu so với dung dịch nước muối thông thường như loại bỏ dịch nhầy ứ đọng và làm sạch sâu khoang mũi. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Tac-dung-cua-xit-mui-nuoc-bien-sau-trong-dieu-tri-viem-mui-di-ung_-viem-xoang-_1

Nồng độ muối trong nước biển sâu thường là 3,5% [1], cao hơn mức sinh lý của cơ thể người cho nên hầu hết xịt mũi nước biển sâu trên thị trường hiện nay đều đã được pha loãng bằng nước tinh khiết để đảm bảo có thể dùng an toàn trên người. Tùy theo mục đích sử dụng, nhà sản xuất có thể pha loãng thành dung dịch đẳng trương (NaCl 0,9%) phù hợp tính chất sinh lý của niêm mạc mũi hay dung dịch ưu trương (NaCl 2,3%) có tác dụng giảm sung huyết, phù nề niêm mạc mũi, giảm nghẹt mũi,…

2. Xịt mũi nước biển sâu có tác dụng gì

2.1. Loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus trong dịch nhầy mũi

Có thể duy trì vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi thường xuyên bằng dung dịch nước biển sâu giúp loại bỏ dịch nhầy dư thừa, chất ô nhiễm, mầm bệnh và chất gây dị ứng tích tụ trong khoang mũi, giảm nghẹt mũi và giữ ẩm cho mũi. Việc sử dụng dung dịch nước biển sâu để rửa mũi đã được chứng minh là dễ sử dụng, dung nạp tốt và hiệu quả để vệ sinh mũi [2]. 

Ở trẻ em, việc rửa mũi bằng nước biển sâu đã được chứng minh là giúp thiết lập lại tính thấm của mũi sau khi bị viêm mũi, ngăn ngừa sự tái phát của cảm lạnh, cúm và nghẹt mũi [3]. 

2.2. Điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang 

Một thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em bị viêm mũi dị ứng đã kết luận rằng rửa mũi bằng nước biển sâu có thể là một lựa chọn tốt để hỗ trợ điều trị và giảm thời gian sử dụng glucocorticoid tại chỗ để kiểm soát viêm mũi dị ứng ở trẻ em. 

Điều này cho thấy rằng xịt mũi nước biển sâu có thể làm giảm tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang ở trẻ nhỏ và giảm tác dụng phụ không mong muốn của thuốc [4].

Do vậy, xịt mũi nước biển sâu được khuyến cáo như một liệu pháp bổ trợ để điều trị cảm lạnh thông thường, viêm mũi xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng cho cả trẻ em và người lớn vì tính an toàn, hiệu quả mà nước biển sâu mang lại [5].

3. Xịt mũi nước biển sâu Influprop

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại xịt mũi, trong đó xịt mũi nước biển sâu Influprop được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hàng đầu lựa chọn để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang cấp và mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh thông thường, cúm. 

Thành phần nước biển sâu cô đặc giàu clorua kali, clorua natri, muối magie và muối đồng tạo nên một dung dịch ưu trương giúp giảm làm sạch dịch nhầy tích tụ trong các hốc xoang mũi, giảm nhanh tình trạng phù nề, xung huyết niêm mạc mũi. Kết hợp cùng natri hyaluronate và chiết suất 100% thảo dược tự nhiên quý hiếm từ hoa cúc tím, cúc la mã giúp dưỡng ẩm, phục hồi tổn thương niêm mạc mũi, kháng viêm và tạo hàng rào bảo vệ chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh cho đường hô hấp.

Tac-dung-cua-xit-mui-nuoc-bien-sau-trong-dieu-tri-viem-mui-di-ung_-viem-xoang-_2

Influprop® được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Ngoài ra, VIMEDTEC còn là đại diện độc quyền Erbozeta nhập khẩu và phân phối hơn 20 sinh phẩm khác tại Việt Nam, Laos.

Liên hệ Dược sĩ tư vấn VIMEDTEC qua Helpline 090 70 559 29 – 091 10 559 29 để biết thêm thông tin về dung dịch xịt mũi Influprop®.

Tham khảo thêm: Influprop®️ là thuốc xịt mũi an toàn cho trẻ em

Tài liệu tham khảo:

[1] Stanfel D, Kalogjera L, Ryazantsev SV, Radtsig EY, Teimuraz R. “The Role of Seawater and Saline Solutions in Treatment of Upper Respiratory Conditions”. Mar Drugs. 2022 May 17;20(5):330. 

[2] Elmiyeh B, Heywood RL, Prasad VM, Chatrath P, Bassett P, Quiney R. “A prospective, single-blind, randomized, crossover study comparing three nasal hygiene systems and corresponding patient preference for such devices”. J Laryngol Otol. 2014;128:73–77.

[3] Slapak I, Skoupa J, Strnad P, Hornik P. “Efficacy of isotonic nasal wash (seawater) in the treatment and prevention of rhinitis in children”. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2008;134:67–74.

[4] Li H, Sha Q, Zuo K, Jiang H, Cheng L, Shi J, Xu G. “Nasal saline irrigation facilitates control of allergic rhinitis by topical steroid in children”. ORL J Otorhinolaryngol Relat Spec. 2009;71:50–55. [doi: 10.1159/000178165]

[5] Fokkens WJ, Lund VJ, Hopkins C, Hellings PW, Kern R, Reitsma S, Toppila-Salmi S, Bernal-Sprekelsen M, Mullol J, Alobid I, Anselmo-Lima WT. “European position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2020”. Rhinology. 2020;58