fbpx

Những điều cần lưu ý khi điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Ds. Trịnh Hậu
28/03/23
0
Lượt xem : 0 lượt xem
Những-điều-cần-lưu-ý-khi-điều-trị-nghẹt-mũi-ở-trẻ-nhỏ

Nghẹt mũi là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do khoang mũi của trẻ rất nhỏ nên dịch nhầy dễ tích tụ nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên nghẹt mũi. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ an toàn, hiệu quả để làm thông thoáng đường thở và giúp trẻ dễ chịu hơn.

1. Không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Hút dịch mũi bằng dụng cụ hút dạng quả bóp cao su, dụng cụ hút mũi dạng dây, máy xông hơi, vỗ lưng… là những phương pháp thường được các mẹ áp dụng để giúp trẻ dễ chịu hơn. Về mặt y học, các phương pháp này không có tác dụng điều trị mà chỉ có vai trò giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. 

Cần lưu ý là không nên hút mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày, vì lực hút từ dụng cụ hút mũi sẽ làm kích ứng niêm mạc mũi mỏng manh của trẻ, làm khô và nặng hơn tình trạng nghẹt mũi hoặc có thể khiến tăng tiết dịch nhầy ở mũi khiến trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp [1]. 

 Nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-nghet-mui-o-tre-nho-1
Điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, không lạm dụng các dụng cụ hút mũi

2. Không tự ý sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ

Trên thị trường có rất nhiều dược chất được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mũi, xịt mũi để điều trị các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… Các loại thuốc này là thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm corticoid, đều có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc, nhà thuốc, giúp điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng không mong muốn nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu không được bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ về liều lượng, cách dùng.

2.1. Thuốc co mạch

Là thuốc làm giảm triệu chứng nghẹt mũi rất nhanh tuy nhiên lại ẩn chứa rất nhiều tác dụng phụ như có thể gây nghiện, dị ứng, xung huyết…, nặng hơn có thể gây sốc phản vệ do trẻ dị ứng với thành phần của thuốc.

Thuốc còn thấm qua niêm mạc vào máu gây tác dụng toàn thân, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng thuốc co mạch cho trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh [2]. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho trẻ nếu không có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa. 

2.2. Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin là thuốc chống dị ứng chỉ có tác dụng khi trẻ bị nghẹt mũi do dị ứng còn với các nguyên nhân khác như vi khuẩn, virus thì không có tác dụng.

Sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi vì nếu không đúng liều, đúng đối tượng có thể dẫn đến các tác dụng phụ như: rối loạn nhịp tim, chóng mặt, choáng váng, lừ đừ, khó thở, phát ban đỏ, suy hô hấp, rối loạn chức năng gan và tuần hoàn máu,…[2]

2.3. Thuốc xịt mũi kháng viêm glucocorticoid

Thuốc xịt mũi kháng viêm chứa corticoid thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng hoặc kết hợp với thuốc kháng sinh để điều trị những trường hợp viêm mũi xoang với các triệu chứng như dịch mũi có mủ vàng hoặc xanh, đặc, có mùi hôi,… 

Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài, sử dụng không đúng liều lượng và không giảm liều trước khi ngưng sẽ gây ra các tác dụng phụ ở trẻ nhỏ như: chảy máu cam, làm khô, kích ứng và teo niêm mạc mũi, tăng nhãn áp, loãng xương, hội chứng Cushing, suy giảm chức năng thận,… [3].

Việc sử dụng thuốc xịt mũi kháng viêm corticoid cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng cho trẻ nhỏ.

 Nhung-dieu-can-luu-y-khi-dieu-tri-nghet-mui-o-tre-nho-2
Điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, không tự ý sử dụng thuốc xịt mũi

Kết luận

Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi gây tác dụng phụ khi điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, cần lưu ý:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ mà không có chỉ định và tư vấn của bác sĩ (đối với thuốc kê đơn) và dược sĩ (đối với thuốc không kê đơn).
  • Nên thăm khám để xác định và phân biệt nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ nhỏ.
  • Tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ hay dược sĩ tư vấn.
  • Khi trẻ bị nghẹt mũi chưa rõ nguyên nhân, chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc dung dịch nước biển sâu dạng nhỏ hoặc dạng xịt phun sương để rửa mũi cho trẻ hàng ngày.

Influprop® được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Ngoài ra, VIMEDTEC còn là đại diện độc quyền Erbozeta nhập khẩu và phân phối hơn 20 sinh phẩm khác tại Việt Nam, Laos.

Liên hệ Dược sĩ tư vấn VIMEDTEC qua Helpline 090 70 559 29 – 091 10 559 29 để biết thêm thông tin về dung dịch xịt mũi Influprop®.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn rửa mũi cho trẻ nhỏ đúng cách cho cha mẹ

Tài liệu tham khảo:

[1] Benincaso FV, Smith MH. A suction-controlled nasal aspirator for collection of nasopharyngeal secretions. J Pediatr. 1973 Feb;82(2):297-9.

[2] Bộ Y tế. “Hướng dấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng”. 2016

[3] Ward LM. Glucocorticoid-Induced Osteoporosis: Why Kids Are Different. Front Endocrinol (Lausanne). 2020 Dec 16;11:576. [PMID: 33391179]