fbpx

5 cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang để người bệnh có cuộc sống chất lượng hơn

Ds. Trịnh Hậu
28/03/23
0
Lượt xem : 0 lượt xem
Cách làm giảm triệu chứng viêm xoang

5 cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang để người bệnh có cuộc sống chất lượng hơn

Viêm xoang là bệnh lý rất phức tạp, đem tới nhiều phiền toái cho người mắc phải. Vì thế, song song với việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể sử dụng một số cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang, giúp cuộc sống dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn những phương pháp khoa học, có bằng chứng rõ ràng và được các bác sĩ, chuyên gia kiểm chứng, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn trở nặng hơn. Dưới đây là 5 cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang hiệu quả và đầy đủ bằng chứng khoa học, bạn có thể tham khảo.

1. Tổng quan về viêm xoang

Tình trạng viêm niêm mạc mũi cùng với các mô cạnh mũi được gọi chung là “viêm xoang”. Đây là một bệnh lý gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể tới: dị ứng, nhiễm khuẩn, gặp lạnh,…. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Dựa theo thời gian diễn tiến của bệnh, viêm mũi xoang được chia thành ba thể, bao gồm: viêm xoang cấp tính (bệnh kéo dài khoảng 4 tuần), viêm xoang bán cấp tính (bệnh kéo dài từ 4 tuần đến 2 tháng) và viêm xoang mạn tính (bệnh kéo dài hơn 2 tháng và bất chấp các phương pháp điều trị).

Khi bị viêm xoang, bạn có thể gặp các triệu chứng khó chịu dưới đây:

  • Sốt nhẹ kéo dài
  • Nhức đầu, mệt mỏi khó chịu, quanh mắt phù nề
  • Nghẹt mũi, sổ mũi
  • Nước mũi có màu vàng – xanh
  • Chảy nước mũi xuống họng gây đau họng
  • Ho, hơi thở hôi [1]

>>> Tìm hiểu thêm: Viêm xoang – Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh

Viem-xoang-la-gi
Viêm xoang là gì?

2. 5 cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang

2.1. Chườm ấm, xông hơi ấm

Trong quá trình điều trị viêm xoang, việc giữ cho xoang thông thoáng nhưng làm lớp niêm mạc bị khô rất quan trọng. Khi hít hơi ấm, các mô xoang sẽ được làm dịu, giảm đau nhức, mang lại cảm giác thông mũi, dễ chịu cho bạn. Bởi hơi nước ẩm và ấm sẽ mở thông các khoang trong mũi, giảm áp lực xoang.

Chườm ấm hay xông hơi ấm là cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Chỉ với một chiếc khăn bông nhúng nước ấm, vắt khô, rồi chườm lên vùng chữ T, bạn sẽ thấy tình trạng nghẹt mũi, khó thở do viêm xoang gây ra được cải thiện đáng kể.

Bạn cũng có thể bật chế độ nước ấm của vòi hoa sen, sau đó đứng dưới vòi hoa sen để hơi nước bốc dần lên. Hoặc chỉ cần đun một nồi nước sôi, hé mở vung và trùm một chiếc khăn lên đầu cho hơi nước bốc lên. Hơi nước sẽ làm ẩm không khí, khiến cho dịch nhầy loãng ra, dễ dàng bị đẩy ra ngoài, giúp bạn cảm thấy thông xoang, dễ chịu ngay lập tức.[2]

2.2. Cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang bằng tinh dầu 

Nhiều loại tinh dầu chiết xuất từ thực vật tự nhiên (khuynh diệp, bạc hà, oải hương, hương thảo,…) có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang. Theo một nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Đại học Hamburg-Eppendorf, Đức[4], thành phần hoạt chất cineol có trong tinh dầu khuynh diệp còn giúp tăng tốc độ hồi phục sau viêm xoang cấp tính ở người bệnh. 

Nhờ vào khả năng kháng khuẩn, chống viêm, tinh dầu hỗ trợ tốt trong điều trị viêm xoang, làm thông thoáng đường thở, giảm đau nhức xoang. Bạn có thể thoa một chút tinh dầu lên vùng chữ T, hoặc nhỏ một vài giọt tinh dầu vào máy, đèn xông tinh dầu và đặt trong phòng ngủ. Tinh dầu sẽ khuếch tán và giúp giảm các triệu chứng của viêm xoang, giúp bạn dễ dàng tiến vào giấc ngủ.[3]

Xong-tinh-dau-giam-trieu-chung-cua-viem-xoang-1
Dùng tinh dầu, cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang

2.3. Rửa mũi, xoang bằng nước muối sinh lý – Cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang hiệu quả 

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy rằng, nước muối sinh lý rất tốt trong việc làm sạch vi khuẩn đường họng, mũi. Chính vì thế, rửa mũi, xoang bằng nước muối sinh lý sẽ giúp giảm kích ứng, giảm viêm, từ đó, giảm triệu chứng của viêm xoang.

Bạn có thể xịt nước muối vào mũi để rửa mũi nhẹ nhàng hằng ngày. Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà để sử dụng. Tuy nhiên, cần đảm bảo quy trình pha sạch và nồng độ nước muối phù hợp. Bởi nếu nồng độ muối quá cao, niêm mạc mũi có thể bị tổn thương, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Trong khi nồng độ quá nhạt, không đáp ứng được tác dụng sát khuẩn, giảm viêm. Tỷ lệ phù hợp nhất là 9:1, nghĩa là 9g muối (khoảng 2 thìa cà phê) pha trong 1 lít nước.[5]

2.4. Thay đổi tư thế khi ngủ 

Một giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết giúp giảm bớt áp lực xoang. Có hai lý do chính cho điều này. Đầu tiên, nghỉ nơi là việc quan trọng, giúp cơ thể tăng tốc độ sửa chữa và phục hồi tổn thương. Thứ hai, khi bạn ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra vô số tế bào bạch cầu. Các tế bào này có tác dụng chống lại những tấn công đến từ các tác nhân xấu, điển hình là các vi khuẩn, virus có thể gây kích ứng xoang, làm tăng áp lực xoang. 

Bạn sẽ có một giấc ngủ thoải mái hơn, ngon hơn khi nằm cao đầu. Bởi khi đó, chất nhất sẽ dễ dàng di chuyển qua đường thông xoang và mũi, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở làm giấc ngủ bị gián đoạn. Mặt khác, nằm cao đầu sẽ hạn chế tình trạng tích tụ chất nhầy gây bít tắc đường thở.[1]

Đổi tư thế khi ngủ, cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang
Đổi tư thế khi ngủ, cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang

2.5. Xoa bóp, bấm huyệt – cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang 

Xoa bóp, bấm huyệt là hai cách làm giảm triệu chứng của viêm xoang không biến chứng. Bạn có thể làm giảm cơn đau, cải thiện lượng máu lưu thông và đẩy chất nhầy ra ngoài bằng việc tạo áp lực lên các điểm huyệt.

Để giảm các triệu chứng của viêm xoang, bạn có thể ấn mạnh khoảng 1-2 phút để tạo áp lực lên các huyệt sau:

  • Nghinh hương: điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng (từ chân cách mũi đo ra ngoài 4mm)
  • Ấn đường: điểm nằm chính giữa hai đầu lông mày, nằm trên sống mũi
  • Hợp cốc: nằm trên nền thịt, giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, hợp cốc nằm gần cuối của rãnh xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ.[6]

3. Influprop® – Dung dịch xịt mũi giảm triệu chứng của viêm xoang hiệu quả

Influprop® là dung dịch xịt mũi ưu trương, được các nhà khoa học hàng đầu của hãng dược Erbozeta, Austria nghiên cứu và phát triển. Dung dịch xịt mũi Influprop® đã được chứng nhận bởi các đơn vị có uy tín bao gồm FDA,…. Đảm bảo an toàn, lành tính với thành phần 100% từ các loại dược liệu quý hiếm trong tự nhiên (Hoa cúc tím, Cúc kim tiền). 

Influprop® đang ngày càng khẳng định được tác dụng hiệu quả trong việc giải quyết các bệnh lý liên quan tới hô hấp, khi được các bác sĩ ở bệnh viện trung ương, bệnh viện K, bệnh viện 108, bệnh viện E, bệnh viện nhi, … chỉ định điều trị.

Dung dịch xịt mũi Influprop®  chứa:

  • Nước biển cô đặc
  • Chiết xuất hoa cúc tím
  • Chiết xuất cúc kim tiền
  • Natri hyaluronate
  • Muối đồng gluconate

Có tác dụng:

  • Giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng 12 giờ
  • Ngăn ngừa sự tấn công, xâm nhập của virus, vi khuẩn
  • Loại bỏ dịch nhầy, làm sạch sâu bên trong khoang mũi
  • Kháng viêm
  • Làm dịu và dưỡng ẩm niêm mạc mũi
  • Phục hồi các tổn thương ở niêm mạc mũi

>>> Tìm hiểu thêm: Tại sao nên dùng thuốc xịt mũi thảo dược điều trị sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang

Thuoc-xit-mui-thao-duoc-Influprop-1
Thuốc xịt mũi thảo dược Influprop

Influprop® hiện nay được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Liên hệ Dược sĩ tư vấn VIMEDTEC qua Helpline 090 70 559 29 – 091 10 559 29 để biết thêm thông tin về dung dịch xịt mũi Influprop®.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

[2] Paul, Little., et al. (2016) Effectiveness of steam inhalation and nasal irrigation for chronic or recurrent sinus symptoms in primary care: a pragmatic randomized controlled trial. Canadian Medical Association journal, 188(13):940-949 [DOI: 10.1503/cmaj.160362]

[3] Ali, B., et al. (2015). Essential oils used in aromatherapy: A systemic review. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 5(8):601-611 [DOI:10.1016/j.apjtb.2015.05.007]

[4] Wolfgang Kehrl., el at. (2004). Therapy for acute nonpurulent rhinosinusitis with cineole. The Laryngoscope, 114(4):738-42

[5] Head, K., et al. (2018). Saline irrigation for allergic rhinitis

[6] Liang, Y., et al. (2018). Acupressure for respiratory allergic diseases: A systematic review of randomized controlled trials