Echinacea, còn được gọi là hoa cúc tím, là một loại thảo mộc đã được người Mỹ bản địa sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh khác nhau. Ngày nay, nó được biết đến như một loại thuốc thảo dược không kê đơn cho bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang. Nhiều nhà thảo dược học cũng khuyên dùng hoa cúc tím để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
1. Hoa cúc tím là gì?
Hoa cúc tím (Latin: Echinacea) là một chi thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Echinacea là một loài thực vật bản địa của vùng Bắc Mỹ, chúng được tìm thấy trên các thảo nguyên và những cánh rừng rậm rạp.
Echinacea đã được sử dụng làm thuốc trong nhiều bộ tộc bản địa từ 400 năm trước. Công dụng đầu tiên của nó mà con người sử dụng là để trị độc do rắn cắn, tiến sĩ Yves F. Meyer là người đã điều trị thành công 613 ca bị rắn chuông cắn với hỗn hợp các thảo mộc địa phương (hoa cúc tím, hoa bia và cây ngải). Nhưng những thập kỷ sau này nó được biết đến để điều trị cảm lạnh, cảm cúm hay viêm đường hô hấp.
Có 9 loài Echinacea đã được biết đến, tất cả đều có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, nhưng chỉ có ba trong số đó được sử dụng trong y học: E. angustifolia, E. pallida và E. purpurea [1].
2. Tác dụng của hoa cúc tím
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hợp chất trong cây cúc tím mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giảm đau, giảm viêm, tăng cường miễn dịch, kháng virus và chống oxy hóa [2]. Vì lý do này, các chuyên gia khuyên dùng cúc tím để điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm âm đạo (Candida), nhiễm trùng tai, nấm da chân, cũng như chữa lành vết thương.
Các nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy hoa cúc tím có thể giúp ức chế khối u. Một nghiên cứu khác còn cho thấy chiết xuất hoa cúc tím có tác dụng kháng virus đối với sự phát triển của mụn rộp tái phát do virus herpes simplex (HSV) [3].
2.1. Tác động tích cực đến hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loài cây này có thể giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng và virus, có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn sau khi ốm [4, 5, 6].
Một nghiên cứu trên 95 người có các triệu chứng ban đầu của cảm lạnh và cúm (chẳng hạn như sổ mũi, ngứa cổ họng và sốt) cho thấy những người uống vài tách trà hoa cúc tím mỗi ngày trong 5 ngày sẽ cảm thấy khỏe hơn sớm hơn những người uống trà không có hoa cúc tím.
Một đánh giá tổng quan của 14 nghiên cứu cho thấy rằng dùng hoa cúc tím có thể làm giảm 58% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và rút ngắn thời gian bị cảm lạnh xuống một ngày rưỡi [7].
2.2. Đặc tính chống viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể thúc đẩy quá trình chữa lành và tự bảo vệ.
Đôi khi tình trạng viêm kéo dài hơn mức cần thiết. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và các vấn đề sức khỏe khác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa cúc tím giúp giảm tình trạng viêm. Trong một nghiên cứu trên chuột, các hợp chất trong hoa cúc tím giúp làm giảm các dấu hiệu viêm nghiêm trọng [8].
Trong một nghiên cứu khác kéo dài 30 ngày, những người trưởng thành thành bị viêm xương khớp phát hiện ra rằng việc uống thực phẩm chức năng có chiết xuất hoa cúc tím làm giảm đáng kể tình trạng viêm, đau mãn tính và sưng tấy. Điều thú vị là những bệnh nhân này không đáp ứng tốt với các loại thuốc chống viêm không steroid thông thường (NSAIDs) nhưng lại nhận thấy chất bổ sung chứa chiết suất hoa cúc tím là hữu ích [9].
3. Sử dụng hoa cúc tím trong hỗ trợ điều trị sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang
Do các tác dụng tăng cường miễn dịch và chống viêm, hoa cúc tím thường được sử dụng trị các bệnh viêm đường hô hấp như: viêm xoang cấp tính, cúm, hen suyễn, cảm lạnh, viêm họng, amidan, bạch hầu, ho gà,… và một số loại bệnh viêm đường hô hấp.
Để làm rõ hơn công dụng của hoa cúc tím, chúng tôi xin trình bày kết quả của 2 nghiên cứu lâm sàng sau:
Nghiên cứu lâm sàng thứ nhất được là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược. Những người tham gia từ 18 tuổi trở lên từ Cardiff, Wales được cho sử dụng hoa cúc tím hàng ngày trong bốn tháng. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng hoa cúc tím có tỷ lệ mắc bệnh (bao gồm nhiễm virus corona và các nhiễm trùng hô hấp khác) là 5,5% so với 14,6% của nhóm dùng giả dược [10].
Nghiên cứu thứ hai được thực hiện trên đối tượng trẻ em từ 4 đến 12 tuổi sống tại miền trung Thụy Sĩ trong thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đa trung tâm. Trong đó nhóm đối chứng được cho sử dụng vitamin C liều thấp. Kết quả cho thấy, nồng độ virus corona trong mẫu dịch mũi họng của nhóm sử dụng chiết suất hoa cúc tím giảm 98,5% khi so sánh với nhóm đối chứng [11].
Vì vậy, để hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng, có thể sử dụng các chế phẩm từ cúc tím như dung dịch xịt mũi thảo dược Influprop.
Thuốc xịt mũi Influprop được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi Công ty Cổ phần Vật tư và Trang thiết bị Y tế Việt Nam (VIMEDTEC., JSC). Để biết thêm về sản phẩm và mua được sản phẩm chính hãng, bạn đọc có thể liên hệ theo thông tin sau: Liên hệ
Tìm hiểu thêm: Influprop®️ là thuốc xịt mũi an toàn cho trẻ em
Tài liệu tham khảo
[1] Percival SS. Use of echinacea in medicine. Biochem Pharmacol. 2000;60(2):155-158. doi: 10.1016/s0006-2952(99)00413-x
[2] Elaheh Jahanian, Rahman Jahanian, Hamid-Reza Rahmani & Masoud Alikhani (2017) Dietary supplementation of Echinacea purpurea powder improved performance, serum lipid profile, and yolk oxidative stability in laying hens, Journal of Applied Animal Research, 45:1, 45-51, DOI: 10.1080/09712119.2015.1091344
[3] Ghemi A, Soleimanjahi H, Gill P, Arefian E, Soudi S, Hassan Z. Echinacea purpurea polysaccharide reduces the latency rate in herpes simplex virus type-1 infections. Intervirology. 2009;52(1):29-34. doi: 10.1159/000212988
[4] Melchart D, Linde K, Worku F, Bauer R, Wagner H. Immunomodulation with echinacea – a systematic review of controlled clinical trials. Phytomedicine. 1994;1(3):245-254. doi:10.1016/S0944-7113(11)80072-3
[5] Kim HR, Oh SK, Lim W, Lee HK, Moon BI, Seoh JY. Immune enhancing effects of Echinacea purpurea root extract by reducing regulatory T cell number and function. Nat Prod Commun. 2014 Apr;9(4):511-4. PMID: 24868871
[6] Zhai Z, Liu Y, Wu L, et al. Enhancement of innate and adaptive immune functions by multiple Echinacea species. J Med Food. 2007;10(3):423-434. doi:10.1089/jmf.2006.257
[7] Shah SA, Sander S, White CM, Rinaldi M, Coleman CI. Evaluation of echinacea for the prevention and treatment of the common cold: a meta-analysis [published correction appears in Lancet Infect Dis. 2007 Sep;7(9):580]. Lancet Infect Dis. 2007;7(7):473-480. doi:10.1016/S1473-3099(07)70160-3
[8] Liu Q, Chen Y, Shen C, et al. Chicoric acid supplementation prevents systemic inflammation-induced memory impairment and amyloidogenesis via inhibition of NF-κB. FASEB J. 2017;31(4):1494-1507. doi:10.1096/fj.201601071R
[9] Rondanelli M, Riva A, Morazzoni P, et al. The effect and safety of highly standardized Ginger (Zingiber officinale) and Echinacea (Echinacea angustifolia) extract supplementation on inflammation and chronic pain in NSAIDs poor responders. A pilot study in subjects with knee arthrosis. Nat Prod Res. 2017;31(11):1309-1313. doi:10.1080/14786419.2016.1236097
[10] Jawad M, Schoop R, Suter A, Klein P, Eccles R. Safety and Efficacy Profile of Echinacea purpurea to Prevent Common Cold Episodes: A Randomized, Double-Blind, Placebo-Controlled Trial. Evid Based Complement Alternat Med. 2012;2012:841315. doi:10.1155/2012/841315
[11] Ogal M, Johnston SL, Klein P, Schoop R. Echinacea reduces antibiotic usage in children through respiratory tract infection prevention: a randomized, blinded, controlled clinical trial. Eur J Med Res. 2021;26(1):33. Published 2021 Apr 8. doi:10.1186/s40001-021-00499-6