fbpx

VIÊM DA DO TIA XẠ

admin
16/07/21
0
Lượt xem : 0 lượt xem
[:vi]

KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VIÊM DA SAU QUÁ TRÌNH XẠ TRỊ UNG THƯ

Ung thư là một bệnh lý phổ biến hiện nay và là vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, ngày càng có nhiều phương pháp được ứng dụng trong điều trị ung thư. Phương thức điều trị bao gồm xạ trị, phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nội tiết tố.
Điều trị bằng phương pháp xạ trị vẫn là một thành phần quan trọng của điều trị ung thư. Xạ trị được sử dụng với cả mục đích chữa bệnh và giảm nhẹ: để điều trị các khối u giai đoạn sớm hoặc tiến triển cục bộ (chữa khỏi) và để kiểm soát triệu chứng ở bệnh tiến triển (giảm nhẹ). Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó viêm da do bức xạ là một tác dụng phụ rất phổ biến mà hầu như bệnh nhân đang xạ trị đều phải trải qua để điều trị ung thư.
Nhiều chất bôi ngoài da và băng vết thương chuyên dụng đang được sử dụng để ngăn ngừa và quản lý các thay đổi trên da do bức xạ gây ra. Đã đem lại hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng viêm da.

1. Xạ trị và tác dụng phụ của xạ trị

Theo thống kê được trích dẫn từ hội nghiên cứu Giáo sư Rajamanickam Baskar công bố trên báo khoa học y học thế giới PubMed, để tài “Cancer and Radiation Therapy: Current Advances and Future Directions”. Khoảng 50% tổng số bệnh nhân ung thư được xạ trị trong suốt thời gian mắc bệnh; nó đóng góp vào 40% điều trị bệnh ung thư.
Xạ trị là khi bác sĩ sử dụng các sóng năng lượng cao, chẳng hạn như tia X, hoặc tia gamma, để tiêu diệt hoặc làm tổn thương các tế bào ung thư. Những tia này tạo ra những đứt gãy nhỏ trong DNA bên trong tế bào, ngăn nó phát triển và phân chia.
Loại tác dụng phụ của xạ trị xuất hiện trên mỗi người bệnh tùy thuộc vào liều lượng và liệu trình điều trị. Phần lớn các tác dụng phụ sẽ hết chỉ trong vòng một vài tháng sau khi kết thúc xạ trị. Một số tác dụng phụ có thể vẫn tiếp diễn sau khi kết thúc điều trị vì cần có thời gian dài hơn để các tế bào khỏe mạnh phục hồi.
Một số tác dụng phụ hay gặp sau quá trình xạ trị như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau đầu, giảm thính lực, viêm da, xạm da… Trong đó viêm da do xạ trị là một tác dụng phụ thường gặp.

2. Các đặc điểm lâm sàng của viêm da do tia xạ là gì?

Phản ứng da do bức xạ là một tác dụng phụ phổ biến ảnh hưởng đến phần lớn bệnh nhân ung thư được điều trị bằng bức xạ.
Theo số liệu được trích dẫn từ đề tài nghiên cứu của hội giáo sư Manni Singh, công bố trên báo khoa học y học thế giới PubMed, để tài “Radiodermatitis: A Review of Our Current Understanding” Khoảng 95% bệnh nhân được xạ trị (RT) cuối cùng sẽ bị viêm da do bức xạ (RID) trong hoặc sau quá trình điều trị, với những hậu quả lớn về chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị.
Viêm da do bức xạ thường biểu hiện trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi bắt đầu xạ trị. Các biểu hiện của viêm dạ do tia xạ thay đổi tùy thuộc vào cường độ liều bức xạ và độ nhạy cảm bình thường của các cá nhân. Nó chỉ giới hạn ở những vùng da đã được chiếu xạ, và những thay đổi trên da được phân định rõ ràng.

Viêm da do xạ trị
Viêm da do xạ trị
Viêm da do bức xạ có thể được phân loại là cấp tính hoặc mãn tính .

❖    Viêm da bức xạ cấp tính

  • Viêm da bức xạ cấp tính xảy ra trong vòng 90 ngày kể từ ngày tiếp xúc với bức xạ. Bệnh nhân có thể có những thay đổi về da, từ ban đỏ mờ (đỏ da) và bong vảy (da bong tróc) đến hoại tử da (tế bào da chết) và loét , tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của phản ứng.

Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ) đã xây dựng 4 tiêu chuẩn để phân loại viêm da do bức xạ cấp tính:

  • Độ 1 – Ban đỏ mờ hoặc bong vảy.
  • Độ 2 – Ban đỏ vừa phải đến nhiều hoặc bong vảy ẩm loang lổ giới hạn ở các nếp gấp và nếp nhăn trên da. Độ phồng vừa phải.
  • Độ 3 – Bong vảy ẩm loang nổ, không chỉ giới hạn ở những nếp gấp da. Rỗ phù nề (sưng tấy nặng).
  • Độ 4 – Hoại tử da hoặc loét toàn bộ lớp bì ( lớp da giữa).

❖    Viêm da bức xạ mãn tính

Khởi phát của viêm da bức xạ mãn tính có thể xảy ra từ hơn 90 ngày đến 10 năm hoặc hơn sau khi bắt đầu xạ trị . Đây là một phần mở rộng của quá trình cấp tính và liên quan đến những thay đổi viêm nhiễm trên da.
Viêm da bức xạ mãn tính có thể biểu hiện trên lâm sàng dưới dạng thay đổi diện mạo da. Nó bao gồm giảm và tăng sắc tố da, teo da, tăng sừng, mất các phần phụ của da, nang lông, tuyến bã nhờn, và các tuyến màu. Tổn thương do bức xạ ion hóa đối với mạch máu có thể dẫn đến tình trạng tế bào da không đủ oxy và dẫn đến loét và / hoặc vết thương mãn tính.

3. Chăm sóc và Điều trị Viêm da do tia xạ như thế nào?

Bệnh nhân cần phải nhẹ nhàng với làn da của mình. Dưới đây là một số cách để làm điều này:

  • Không mặc quần áo chật, bó chẽn, bằng vải thô hoặc cứng trên vùng da chiếu xạ. Thay vào đó, hãy mặc quần áo rộng làm từ các loại vải mềm, mịn.
  • Không kỳ cọ, chà xát, gãi hoặc sử dụng băng dính trên vùng da được xạ trị. Nếu da của bệnh nhân cần được che hoặc băng, hãy sử dụng băng giấy hoặc băng gạc chuyên dùng cho da nhạy cảm. Cố gắng đặt cuộn băng bên ngoài khu vực da được xạ trị và không dán băng vào cùng một chỗ mỗi lần.
  • Không chườm nóng hoặc lạnh (như miếng đệm nóng, đèn nhiệt hoặc túi nước đá) trên khu vực da xạ trị mà không hỏi bác sĩ điều trị trước. Ngay cả nước nóng cũng có thể làm tổn thương làn da, vì vậy chỉ sử dụng nước âm ấm để làm sạch vùng da được xạ trị.
  • Bảo vệ vùng da xạ trị khỏi ánh nắng. Da của bệnh nhân có thể rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Nếu có thể, che phủ vùng da được điều trị bằng quần áo tối màu hoặc chống tia cực tím trước khi ra ngoài. Hỏi bác sĩ nếu muốn biết nên sử dụng kem chống nắng hay không. Trong trường hợp cần dùng, hãy sử dụng kem chống nắng phổ rộng có hệ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Thường xuyên bôi lại kem chống nắng. Tiếp tục tránh ánh sáng mặt trời ngay cả sau khi xạ trị kết thúc.
  • Chỉ sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Chỉ cần để nước chảy qua vùng da xạ trị. Không chà xát, kỳ cọ. Ngoài ra, hãy cẩn thận để không làm mất đi các dấu mực làm mốc cần thiết cho xạ trị.
  • Trao đổi với bác sĩ xạ trị trước khi cạo râu/lông vùng điều trị. Bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên sử dụng máy cạo râu điện.

Thuốc làm mềm da, chất giữ ẩm, gel, nhũ tương và băng bôi sau khi điều trị có thể làm giảm cảm giác khó chịu.
GANIKDERMA – ĐIỀU TRỊ VIÊM DA DO TIA XẠ

Ganikderma với các thành phần hoạt chất được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên quý hiếm. Sản phẩm còn có tác dụng kháng khuẩn với axit phenolic, Jlavonoid, axit ferulic và axit ricinoleic, giúp tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương.
Các thành phần dưỡng ẩm và dầu mỡ tự nhiên trong Ganikderma giúp tối ưu hoá độ ẩm và pH vùng da bị tổn thương, giúp làm lành vết loét do xạ trị theo cơ chế “liền thương ướt”. Từ đó, GANIKDERMA®   giúp giảm đau nhanh, cầm máu, nhanh lành vết viêm loét, hạn chế sẹo xấu
Đặc biệt, thành phần không chứa hóa cồn, paraben, steroid, chất bảo quản, lanolin, hóa dầu hay hương liệu nhân tạo. Đảm bảo an toàn, lành tính.[:]