Những vết sẹo trên bề mặt da của chúng ta là kết quả của một quá trình tái tạo da vô cùng phức tạp sau khi bị tổn thương. Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục các thương tổn trên bề mặt da. Chẳng hạn, do cách chăm sóc vết thương, một phần do cơ địa hay chính do tính chất của vết thương. Hiểu rõ về cơ chế hình thành sẹo sẽ giúp bạn xử lý vết sẹo đúng cách nhất.
Quá trình hình thành nên sẹo
Sẹo là một mô sợi được hình thành với mục đích thay thế các vùng da bị tổn thương. Hay dễ hiểu hơn, sẹo là một phần của quá trình da tổn thương được phục hồi tự nhiên. Khi bị thương, bộ phận da sẽ trải qua 4 giai đoạn đó là: Sưng viêm, định hình các tế bào liên kết hình thành da, tăng sinh và quá trình tái tạo da. Bất kì một sự rối loạn nào trong các giai đoạn trên đều có thể dẫn tới sự hình thành của những loại sẹo bất thường.
Quá trình hình thành nên sẹo
Quá trình sưng viêm
Sau khi gặp phải tai nạn gây ra các vết thương hở, các mô tại vùng vết thương sẽ nhanh chóng có dấu hiệu làm lành như là tiết dịch, chất dịch vết thương này ngoài việc gây đông máu, còn giúp các tế bào được bảo vệ bởi các vi trùng, vi khuẩn và các yếu tố độc hại bên ngoài. Cùng theo đó, sẽ giúp tạo ra các tế bào mới để chữa lành vết thương.
Tiếp đó vết thương sẽ bắt đầu tạo thành một lớp vảy cứng. Lớp vảy này sẽ giúp bảo vệ vết thương. Nếu lớp vảy này bị loại bỏ quá sớm có thể gây ra những vết sẹo sẽ có khả năng phình to, mất thẩm mỹ. Vì vậy, để giảm sẹo, các chuyên gia khuyến nghị không nên bóc lớp vảy này và phải bảo vệ cẩn thận lớp vảy bằng cách thoa các loại kem kháng khuẩn, diệt khuẩn, các loại thuốc tốt cho sự hình thành tế bào mới sau lớp vảy.
Định hình các tế bào liên kết hình thành da.
Giai đoạn này có thời gian khoảng từ 3 đến 14 ngày. Lúc này cơ thể sẽ tạo ra rất nhiều collagen, là một thành phần rất quan trọng trong việc hình thành nên da và các mô liên kết. Nếu trên bề mặt vết thương có vảy thì chúng sẽ khô và rụng đi. Những vết thương được giữ ẩm tốt sẽ giúp phát triển các tế bào da mới nhanh hơn và cải thiện tình trạng sẹo tốt hơn.
Quá trình tăng trưởng
Giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần. Các tế bào nguyên bào sợi là các tế bào da ở lớp trung bì, sẽ bắt đầu tăng sinh mạnh mẻ tại vùng vết thương để tạo ra các collagen. Collagen sẽ tiếp tục hình thành trong 2 tuần kế tiếp, vết thương sẽ bắt đầu thu nhỏ, khép miệng lại. Các mạch máu và mao mạch nhỏ sẽ bắt đầu được hình thành.
Trong giai đoạn này, vết thương được máu nuôi dưỡng tốt sẽ ít bị viêm nhiễm, khả năng thu hẹp sẹo tốt. Tùy vào cơ địa mà cơ thể có thể sản sinh collagen ít hay nhiều. Nếu collagen không được sản xuất không đủ, sẽ gây ra sẹo lõm. Còn nếu lượng collagen sản xuất quá nhiều, gây tích tụ một cách dày đặc, sẹo lồi, sẹo phì đại sẽ được hình thành.
Quá trình tái tạo da
Đây là thời gian để vết thương lành hẳn. Tuy nhiên dưới bề mặt vết thương, việc tích tụ mô xơ vẫn gây sẹo. Thời gian này có thể kéo dài tới 2 năm. Đặc biệt, trong từ 40 – 60 ngày kể từ ngày lành thương, quá trình tạo sẹo, phát triển thành sẹo diễn ra mãnh liệt nhất có thể và gần như sẽ quyết định kích thước, loại sẹo và mức độ của vết sẹo đang bị tổn thương tại trên da.
Các loại sẹo bất thường trên bề mặt da.
Có rất nhiều loại sẹo khác nhau có thể hình thành nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc vết thương tốt nhất.
Sẹo lồi
Sẹo lồi là sẹo bệnh lý của da, có ảnh hưởng vô cùng lớn về mặt sức khỏe, thẩm mỹ và tâm lý của người mang sẹo. Sự tích tụ quá nhiều collagen ở tầng trung bì dưới da sẽ gây ra sự mất cân bằng cho quá trình tổng hợp và phân hủy lượng collagen (thường diễn ra ở quá trình phục hồi da thứ 3 ). Ngay nay, vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào làm sáng tỏ căn nguyên bệnh lý này.
Sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cao
Mặc dù sẹo lồi có khả năng phát triển liên tục. Tuy nhiên, đây là một sẹo hoàn toàn lành tính và không hề phát triển thành cái khối u ác tính. Một số đặc điểm của sẹo như sau:
- Có khả năng phát triển liên tục, lấn cả vào vùng da lành, trung bì xung quanh. Có thể gây đau, nhức vùng sẹo.
- Có thể tạm ngừng phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian thì chúng sẽ không tự thoái lui.
- Một số vùng da dễ gây sẹo lồi trên cơ thể chẳng hạn: Vùng râu trên mặt, vùng mũi, vùng trán, vùng ngực đằng trước xương ức, vùng lưng, vùng cơ delta của cánh tay,….
- Với cơ thể khỏe mạnh có độ tuổi từ 10-30 tuổi, khả năng mắc sẹo lồi có tỷ lệ lớn nhất.
- Sẹo lồi phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và di truyền cao.
- Các phẫu thuật thẩm mỹ điều trị sẹo lồi có thể gây ra tình trạng sẹo lồi nặng nề hơn.
Sẹo lõm
Sẹo lõm trên da mặt
Sẹo lõm (atrophic scar) đây cũng là một trong những loại sẹo bất thường của da. Sẹo lõm có hình dạng và cấu trúc trái ngược hoàn toàn với sẹo lồi. Do sự thiếu hụt collagen, các yếu tố cơ bản của lớp trung bì da và tổ chức dưới da như các tổ chức sợi, cơ, mỡ trong quá trình hồi phục của các tổn thương da. Vùng da bị tổn thương sẽ tạo thành các hố, rãnh sâu trên bề mặt.
Sẹo lõm thường xuất hiện trên khuôn mặt sau khi bị trứng cá. Tại các ổ viêm có liên quan đến khuẩn tụ cầu vàng, các vùng da bị nổi đậu mùa hoặc các vùng viêm da hoại tử nguyên nhân do điều trị steroid tại chỗ…
Loại sẹo này không gây đau nhức, tuy nhiên nó có tác động không nhỏ đến vấn đề thẩm mỹ trên da, tạo các hang hốc trên da, gây tích tụ các chất bẩn cũng như nhiều loại vi khuẩn khác nhau,… Điều này rất dễ gây ra tình trạng hình thành nên các ổ viêm mới ở da.
Sẹo phì đại.
Sẹo phì đại
Sẹo phì đại tương tự như sẹo lồi, tuy nhiên nó có khả năng tiến triển và tiên lượng tốt hơn sẹo lồi. Cơ chế hình thành của nó cũng là do sự mất cân bằng về quá trình tổng hợp hoặc phân hủy collagen. Tuy nhiên sự mất cân bằng này chỉ là tạm thời, nó thường xảy ra tại giai đoạn thứ 2 trong quá trình làm lành vết thương thường sẽ kết thúc vào giai đoạn thứ 3 và dần trở thành sẹo bình thường. Trong giai đoạn hình thành, sẹo phì đại phát triển thành các khối to, màu đỏ. Có khả năng gây đau, rát, ngứa, khó chịu… cao. Rất dễ nhầm lẫn sẹo lồi và sẹo phì đại.Tuy nhiên, sẹo phì đại có những đặc điểm như sau:
+ Chỉ phát triển trong một thời gian nhất định, không lấn chiếm như sẹo lồi.
+ Sau một thời gian sẹo sẽ ngừng phát triển và có su thế thoái lui.
+ Sẹo phì đại có thể gặp ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
+ Các phẫu thuật điều trị sẹo phì đại có khả năng giảm thiểu sẹo cao.
Sẹo giãn.
sẹo giãn sau sinh
Các vết rạn da là một dạng phổ biến nhất của loại sẹo này. Sẹo giãn có thể xuất hiện tại vùng da hoàn toàn không hề có tổn thương từ trước. Thường thấy ở những người tăng cân, các mẹ bầu,…. Nguyên nhân hình thành nên sẹo giãn được cho là do sự căng da quá mức trong một thời gian ngắn. Lượng hormone corticosteroid tăng một cách đột ngột.
Sẹo rạn da luôn tồn tại vĩnh viễn, không thể làm mất một cách hoàn toàn mà chỉ có thể sử dụng các cách cải thiện thẩm mỹ. Tuy nhiên sẹo có xu thế thoái lui tốt nên sử dụng các biện pháp can thiệp tiên tiến như RF, fractional laser,… và các loại mỹ phẩm có tính năng đặc trị sẹo tốt.
Khả năng phòng ngừa, điều trị sẹo của GanikDerma.
GANIKderma được biết đến là sản phẩm giúp điều trị lành nhanh vết thương hở. Giúp điều trị và phòng ngừa sự hình thành sẹo từ các vết thương một cách hiệu quả.
Ganikderma phòng ngừa, hỗ trợ điều trị sẹo
Thành phần mỡ sồi GANIKderma
Mỡ sồi GANIKderma là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo của các dược liệu tự nhiên quý hiếm như Calendula và Boswellia, Gum, Rosin, Ricinioleum, Hidrogenate, Oliven oleum, Camphora, Bismuthi subgallas, Helianthus oleum,… đều là những thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn, và liền vết thương.
Trong đó, các thành phần có khả năng các thành phần giúp nhanh liền vết thương giảm sẹo như:
- Dầu thầu dầu: chứa các hoạt chất chính như linoleic, Palmitic, Oleic acid. Giúp tái tạo tế bào da, kích thích cấu trúc nền trên da, tăng sự tổng hợp collagen và elastin.
- Nhựa thông: Có khả năng thích thích máu tuần hoàn ở vị trí vết thương.
- Dầu hướng dương: Cũng có thành phần chính là các linoleic, oleic acid và glycerides. Kích thích tế bào biểu mô và nội mô. Có khả năng làm mềm cấu trúc mô của sẹo lồi. Có khả năng ức chế sự phát triển của sẹo lồi hiệu quả.
- Dầu oliu: Chứa rất nhiều dưỡng chất tương tự như các chất được nêu trên. Ngoài ra trong dầu oliu còn chứa hàm lượng Sterols, esters, kích thích và kiểm soát hàm lượng collagen rất tốt. Các thành phần như phenolic, vitamin E, Vitamin A giúp thúc đẩy quá trình hình thành mô cũng chứa rất nhiều trong nguyên liệu này
InMed giải pháp điều trị
Cơ chế làm lành vết thương, phòng ngừa sẹo của Ganikderma
GANIKderma hỗ trợ phòng ngừa và điều trị sẹo
Cơ chế chính của Ganikderma là tạo ẩm cho vết thương. Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tại vùng vết thương một cách nhanh chóng và có thể thấy được những chuyển biến tích cực trong vòng 24h sau khi sử dụng thuốc lên vết thương. Các vết thương có đủ độ ẩm, khả năng hình thành mô mới sẽ tốt hơn, giảm thiểu sự hình thành sẹo ngay từ những bước đầu tiên của quá trình làm lành vết thương.
Với những thành phần tự nhiên quý hiếm, Ganikderma có khả năng thúc đẩy và kiểm soát sự hình thành nên collagen trong quá trình làm lành vết thương. Đây là nguyên nhân chính giải thích cho lý do tại sao Ganikderma có khả năng làm đầy sẹo lõm và ức chế sự phát triển của sẹo lồi.
Việc chăm sóc vết thương để phòng ngừa sẹo là hết sức quan trong. Để không có những vết sẹo thiếu thẩm mỹ. Chúng ta nên hiểu rõ cơ chế hình thành nên sẹo. Ganikderma tự hào có thể giải quyết vết thương phức tạp nhất và chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả thẩm mỹ cao.
Bài viết dựa theo tài liệu tham khảo từ tạp chí Bỏng [Nghiên cứu cơ chế hình thành sẹo: lý thuyết khuyết tật tiêu bản biểu bì] của tác giả Zhonghua ShaoShang zazhi, xuất bản tháng 2 năm 2007.
ĐỐI TÁC BỆNH VIỆN TOÀN QUỐC
InMed hợp tác đối tác đại lý toàn quốc trực tiếp phân phối đến Bệnh viện, Phòng khám, Nhà Thuốc toàn Quốc.
Địa chỉ khám và mua sinh phẩm