fbpx

ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA DERMFACTOR®) TRONG VIỆC CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG CẮT TRĨ NỘI

[:vi] 
Bệnh trĩ hay dân gian gọi là bệnh lòi dom là một căn bệnh hậu môn trực tràng có số lượng người mắc lớn hiện nay. Các thống kê gần đây cho thấy hơn 50% dân số nước ta từng mắc bệnh trĩ. Cùng với xu hướng xã hội ngày càng phát triển thì tỉ lệ người trẻ mắc bệnh trĩ ngày càng tăng. Bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ nội là một dạng thường gặp nhất

  • Bệnh trĩ nội là gì? Trĩ nội là sự hình thành từ sự phồng lên của các đám rối tĩnh mạch nằm ở vị trí phía bên trong ống hậu môn và trực tràng. Các búi trĩ có khi sẽ bị lòi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại khiến người bệnh cảm thấy đau rát. Khi bị trĩ nội nặng thì búi trĩ sẽ không tự thụt lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày
  • Phân loại 
  • Bệnh trĩ nội độ 1 – giai đoạn hình thành bệnh trĩ
    Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội nên các dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng. Đi ngoài ra máu là triệu chứng duy nhất người bệnh có thể phát hiện được ở bệnh trĩ nội cấp độ 1.
    Bệnh trĩ nội độ 2
    Do không phát hiện bệnh từ cấp độ 1 (một số trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh nhưng chủ quan không điều trị tức thời) khiến trĩ nội độ 1 có cơ hội phát triển lên thành trĩ nội độ 2. Khác với trĩ nội độ 1, ở giai đoạn 2 các dấu hiệu bệnh trĩ nội rõ ràng hơn, cụ thể: xuất hiện sa trĩ, đi ngoài ra máu.
    Bệnh trĩ nội độ 3 – giai đoạn phát triển nhanh nhất của trĩ nội.
    Khác với các giai đoạn trước đó, trĩ nội độ 3 phát triển với tốc độ “thần tốc”. Các triệu chứng bệnh biến chuyển nhanh chóng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
    Bệnh trĩ nội độ 4 – giai đoạn biến chứng bệnh trĩ nội
    Trĩ nội độ 4 là giai đoạn cuối cùng và cũng là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ. Lúc này, các dấu hiệu bệnh trĩ biểu hiện rất rõ ràng với mức độ xảy ra liên tục: đi ngoài ra máu, sa búi trĩ độ 4, dịch nhày
  • Nguyên nhân
  • Trĩ nội xảy ra ở bên trong hậu môn hoặc trực tràng, thường gặp ở những người lớn tuổi hoặc những người có các thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh chẳng hạn như ít ăn thực phẩm chứa chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn nhiều đồ chứa dầu mỡ, lười đi lại vận động, ngồi lâu hoặc rặn mạnh khi đại tiện….
    Có thói quen ăn uống không khoa học: Các bạn sẽ có nguy cơ rất cao mắc trĩ nội nếu như có các thói quen ăn uống không tốt như ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, uống ít nước…
    Có thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Các thói quen sinh hoạt như ngồi lâu 1 chỗ, ngồi đại tiện nhiều thời gian, rặn mạnh khi đại tiện, thường xuyên nhịn đại tiện, bê vác đồ nặng nhiều…
  • Phẫu thuật cắt trĩ là gì?
  • Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau như dùng thuốc Tây, thuốc Nam hoặc các biện pháp dân gian, phẫu thuật,… Trong đó, phẫu thuật cắt trĩ chính là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất. Bởi giải pháp này giúp loại bỏ búi trĩ và giảm nhanh triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng biện pháp điều trị này. Vì đi kèm với lợi ích nhận được, phẫu thuật cũng luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng và hệ lụy không mong muốn. Chính vì vậy, bệnh nhân chỉ nên mỗ trĩ khi được bác sĩ chỉ định.
Theo các chuyên gia, người bệnh chỉ được thực hiện phẫu thuật cắt trĩ khi bệnh đã chuyển sang mức độ nặng (trĩ ở cấp độ 3 và 4) mà các biện pháp điều trị khác không mang lại kết quả trị liệu. Bên cạnh đó, mổ trĩ được yêu cầu trong trường bệnh trĩ gây biến chứng tắc mạch.
 

  • Các biến chứng sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ 

 
Thực tế, bệnh nhân tiến hành phẫu thuật cắt trĩ khoảng 2 – 3 tuần sẽ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và sinh hoạt bình thường trở lại.
Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân lành các tổn thương ở hậu môn sau 10 – 15 ngày. Có người lâu hơn khoảng 30 – 45 ngày.

  • Đau
  • Chảy nhiều máu
  • Bí tiểu, nhiễm trùng tiểu 
  • Nhiễm trùng tại chỗ
  • Da thừa phù nề sau mổ trĩ
  • Sa niêm mạc
  • Lộ niêm mạc
  • Hẹp hậu môn
  • Nứt hậu môn, rò hậu môn, nang thượng mô, polyp giả 
  • Tái phát trĩ
  • Đại tiện đi ngoài mất tự chủ

Việc chăm sóc hậu phẫu được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả thẩm mỹ và chức năng của cơ quan hậu môn .
Làm lành vết thương là một khâu cần thiết trong quá trình chăm sóc hậu phẫu sau phẫu thuật cắt hậu môn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh bất thường nên việc lành vết thương sau phẫu thuật hậu môn thường bị trì hoãn bởi các biến chứng sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng và phù nề, mặc dù đã sử dụng nhiều sản phẩm kem làm lành vết thương
DermFactor® tác dụng hoạt tính sinh học đối với việc chữa lành vết thương dựa trên thực tế là các vật liệu silicat có thể kích thích sự tuần hoàn mạch máu. rất cần thiết cho việc chữa lành mô mềm. Tính năng quan trọng này làm cho DermFactor® trở thành một ứng cử viên tiềm năng như một loại băng vết thương để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương trong quá trình chăm sóc hậu phẫu sau phẫu thuật hậu môn.
 

  • Thật vậy, một nghiên cứu lâm sàng được công bố năm 2018 trên tờ tạp chí y tế nổi 

 
tiếng International Journal of Surgery đã nói về tính ưu việt của DermFactor® trong việc chữa lành vết thương sau phẫu thuật hậu môn.

 

  • Kết quả

 
Thời gian chữa lành vết thương
Quá trình lành vết thương của bệnh nhân trong nhóm đối chứng và nhóm quan sát được quan sát theo hướng dẫn trước đó. Thời gian lành trung bình của bệnh nhân trong nhóm sử dụng DermFactor®  là 21,86 ngày , ngắn hơn đáng kể so với nhóm chứng (25,36 ngày, P < 0,05). Đối với những bệnh nhân bị các loại bệnh hậu môn, thời gian lành trung bình ở nhóm quan sát (19,04, 23,72 và 21,14 ngày đối với bệnh trĩ hỗn hợp, rò hậu môn và rò hậu môn) cũng thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (23,25, 27,76 và 24,32 ngày đối với hỗn hợp trĩ, rò hậu môn và rò hậu môn ).
Hiệu quả điều trị
Sau 21 ngày điều trị, kết quả của nhóm đối chứng và nhóm quan sát được đo lường và so sánh với nhau. Không xảy ra biến chứng lành vết thương cho bệnh nhân. Nhóm sử dụng DermFactor® cho thấy tổng tỷ lệ hiệu quả cao hơn (80,4%) so với nhóm đối chứng (70,4%).
 [:]