Thế nào là loét tỳ đè ?
Hội đồng Tư Vấn Quốc gia về loét tỳ đè và Hội đồng Tư Vấn Châu Âu về loét tỳ đè đã định nghĩa loét do tỳ đè là tổn thương cục bộ trên da hoặc mô dưới da thường xảy ra ở vùng xương nhô lên, do tỳ đè hoặc tỳ đè trên vết cắt hay trầy xước. Theo đó, phương pháp điều trị tốt nhất các trường hợp loét do tỳ đè là phòng bệnh, song trong điều kiện tối ưu nhất cũng có trường hợp không phòng ngừa được.
Loét tỳ đè ở người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất, do nằm viện lâu ngày, các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, hoặc bệnh lý tim mạch có nguy cơ loét tỳ đè cao. Các yếu tố góp phần hình thành loét do tỳ đè bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, mất thể tích, trọng lượng tăng hoặc giảm, đại tiện mất tự chủ, suy thận bệnh ác tính,.. Bản thân da của người có tuổi giảm độ dày và tính đàn hồi, nên tăng nguy cơ tổn thương khi bị tỳ đè.
Một số vị trí dễ bị loét tì đè
Loét tỳ đè thường xảy ra nhất ở vùng xương nhô lên nhưng có thể hình thành ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, kể cả bề mặt niêm mạc. Các vết loét này có thể nhỏ, trên bề mặt hoặc mụn nước chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì hoặc lớn hơn (đôi khi nghiêm trọng), thường có mô hoại tử bao phủ hoặc bên trong và ảnh hưởng đến các mô sâu hơn, gồm cân, cơ hoặc xương.
80% loét tì đè hình thành ở vị trí xương cùng (xương nối) hoặc gót chân.
Vị trí thường xuyên bị loét là đốt chuyển (xương hông) khi bệnh nhân nằm một bên , các khu vực khác có nguy cơ là chỏm đầu, khuỷu tay và đốt háng.
Vị trí, phân loại
Đánh giá tốt nhất loét do tỳ đè là phân loại loét theo mức độ nặng của nó theo mức độ sâu của tổn thương. Loét tỳ đè có thể chia làm 4 độ:
- Loét tỳ đè độ I: Đáp ứng viêm cấp ở tất cả các lớp của da, biểu hiện là một khu vực hồng ban không có thể làm trắng lại được xác định rõ trên nền da còn nguyên vẹn.
- Loét tỳ đè độ II: Biểu hiện bằng phá vỡ biểu bì và chân bì, có hồng ban xung quanh, hoặc đám cứng, hoặc cả hai. Nó là hậu quả của đáp ứng viêm lan rộng dẫn đến phản ứng của các nguyên bào sợi.
- Loét tỳ đè độ III: Đáp ứng viêm được đặc trưng bởi loét da hoàn toàn không đồng đều mở rộng vào mô dưới da nhưng chưa qua lớp mạt phía dưới. Ở đây tổn thương có nền chảy dịch, mùi hôi, hoại tử.
- Loét tỳ đè độ IV: Thâm nhập vào lớp mạc sâu, phá hủy hàng rào chắn cuối cùng để lan rộng. Về mặt lâm sàng, nó giống loét tỳ đè độ III tuy nhiên xương, khớp, hoặc cơ có thể bị ảnh hưởng.
Xử trí loét do tỳ đè
Theo thống kê, loét tỳ đè độ 1 và 2 có thể chữa lành trong vài tuần nếu biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách. Loét độ 3 và 4 cần can thiệp ngoại khoa, cắt gọi vùng thịt và xương đã bị hoại tử sau đó đóng kín vết loét (một số trường hợp có thể lành được).
-
Hướng dẫn sử dụng DermFactor®.) r trong điều trị nội khoa
Giai đoạn 1 : Phòng ngừa giúp vết loét không tiến triển hơn, che chở ngừa bội nhiễm, chăm sóc như vết thương trầy da.
Điều trị nội khoa
- Kết hợp điều trị toàn thân với điều trị tại chỗ; giải quyết tốt các rối loạn về dinh dưỡng đảm bảo calories, protein 1-2g/kg/ngày, vitamin, điện giải, các ổ nhiễm trùng, đảm bảo không thiếu máu, giảm đau, vệ sinh sạch sẽ ổ loét và mô xung quanh, các nguồn lây nhiễm, chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ…
- Giảm áp lực tì đè: xoay trở thay đổi tư thế mỗi 1-2 giờ, tập vận động, sử dụng giường, ghế đặc biệt để hổ trợ giảm áp lực tì đè.
- Chăm sóc tại chỗ nhằm loại bỏ tổ chức hoại tử, tổ chức mủ, tạo điều kiện cho quá trình liền sẹo tự nhiên: yếu tố phát triển (bột DermFactor®.) để bảo vệ vết loét ngăn thấm nước, ngừa vi khuẩn, làm lành nhanh vết loét đến 6 lần bằng vật liệu sinh học công nghệ mới. Vết loét sẽ tiến triển tích cực bắt đầu từ dấu hiệu khô bề mặt và lành dần.
Theo TS. Đinh Văn Hân, Chủ nhiệm Khoa Liền vết thương (Viện Bỏng quốc gia), các phương pháp điều trị vết thương khó lành có thể chia thành các nhóm gồm: Nhóm phương pháp điều trị cơ bản; nhóm phương pháp điều trị tiến bộ và nhóm phương pháp tích cực.
Nhóm phương pháp tích cực kích thích quá trình liền vết thương diễn ra nhanh hơn quy luật bình thường. Nhóm phương pháp này cũng được áp dụng khi đã thực hiện tốt hai phương pháp trên. Các phương pháp điều trị tiến bộ và tích cực phổ biến hiện nay là sử dụng các vật liệu sinh học, các yếu tố tăng trưởng để kích thích quá trình tăng sinh và tăng cường chức năng các thành phần tế bào tham gia liền vết thương… Và DermFactor® chính là phương pháp điều trị tiến bộ tích cực tiên tiến nhất hiện nay.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Làm sạch và khử trùng vết thương theo quy ước. Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa sạch vết loét (tuyệt đối không nên sử dụng các dung dịch kháng khuẩn vì nó có thể phá hủy các tế bào bình thường khác).
- Sử dụng vòi phun chai nhựa để hướng vào vết thương, phun đủ bột trên toàn bộ vết thương và sau đó phủ lên vết thương bằng một lớp gạc tiệt trùng.
- Làm sạch phần còn lại trước khi thay băng vết thương mới. Sau khi vết thương được chữa lành, gạc có thẻ được loại bỏ.
- Sản phẩm là một dạng bột tiệt trùng, có thể sử dụng trực tiếp trên vết thương. Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng, có thể sử dụng đồng thời thuốc kháng khuẩn và thuốc kháng viêm cùng sản phẩm.
- Sử dụng sản phẩm hàng ngày hoặc theo lời khuyên của Bác sĩ.
Cơ chế tác dụng:
Ngay khi tiếp xúc với bề mặt vết thương, DermFactor®.) sẽ hấp phụ dịch tiết từ vết thương, tạo ra một môi trường vi mô khô.
Diện tích bề mặt đặc trị của sản phẩm lớn, cho phép sản phẩm hấp phụ và ổn định các chất như tế bào sợi, tế bào biểu bì, yếu tố tăng trưởng, protein mô liên kết, … Điều đó có lợi cho quá trình tái tạo mô của tế bào, đồng thời thúc đẩy chữa lành vết thương. Dưới đây là hình ảnh của hai trường hợp lâm sàng chỉ định sử dụng DernFactor trong điều trị vết loét tỳ đè trên bệnh nhân 84 tuổi tại Bệnh viện Xian, Trung Quốc và một bệnh nhân 87 tuổi tại Việt Nam. Dù là hai bệnh nhân lớn tuổi thì DermFactor® vẫn phát huy tốt khả năng vượt trội của mình.
Điều trị ngoại khoa loại bỏ tổ chức hoại tử và đóng kín vết loét
- Cắt lọc loại bỏ tổ chức hoại tử, khử trùng và làm sạch vết thương
- Phủ phấn và băng bó: phủ phấn lên toàn bộ bề mặt vết thương một lượng đủ thấm hút dịch.
- Băng một lớp gạc sau khi phủ DermFactor®.
- Thay rửa DermFactor® hàng ngày nếu vết thương tiết dịch nhiều. DermFactor® có thể được lưu trên vết thương trong vòng 5 ngày.
Điều trị vết loét tì đè bằng áp lực âm
Phương pháp điều trị hút áp lực âm là phương pháp điều trị thúc đẩy quá trình liền vết thương. Phương pháp này làm thay đổi huyết động ở vi mạch, cải thiện sự cung cấp máu tại chỗ; loại bỏ dịch tiết, sử dụng với các bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng (giai đoạn 3,4). Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với các bệnh nhân:
- Vùng loét bên dưới bị viêm xương tủy hay có mạch máu lớn
- Rối loạn đông máu
Ngoài ra phương pháp hút áp lực âm VAC có thể có các biến chứng:
- Hút có thể gây đau, đặc biệt là với các vết loét tĩnh mạch. Có thể cần thuốc giảm đau; bôi thuốc tê cục bộ tại chỗ lên vết thương hoặc tiêm qua ống. người ta có thể bắt đầu bằng áp suất thấp hơn và điều chỉnh tăng dần; nếu cơn đau không thể kiểm soát được, có thể phải dừng điều trị.
- Mất quá nhiều dịch có thể gây rối loạn dịch và điện giải trong vết thương tiết dịch nhiều.
- Sự phát triển quá mức của mô hạt vào miếng bọt có thể dẫn đến chảy máu khi tháo băng
- Không tạo được tổ chức hạt để có thể tiến hành phẫu thuật.
- Phương pháp này chỉ làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, không thể triệt để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tại vết thương. Vì vậy trước và sau khi điều trị vết loét tỳ đè bằng phương pháp VAC cần sử dụng DermFactor® để tiêu diệt triệt để sự phát triển của vi khuẩn, giảm thời gian điểu trị bằng VAC, kích thích tái tạo mô mới.
- Liên hệ
Mong muốn giới thiệu sinh phẩm công nghệ mới đến Y Bác sĩ, đại diện tại Việt Nam hiện đang tìm kiếm hợp tác trình dược và công ty dược, y tế, phụ trách phát triện địa bàn toàn quốc , vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu Tư Y tế Quốc tế
Địa chỉ: G30615 Toà G3, Vinhomes Greenbay, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam
Tel/ Fax: 024 38 26 36 46
[:]